TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP MẸ VÀ BÉ

Mình vốn đang chập chững học làm bố, mình có theo dõi fb Anh Nguyen - Bác sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Hoàng Anh và thấy có rất nhiều bài viết hay. Mình muốn cóp nhặt về để những ai quan tâm có thể dễ dàng tìm kiếm và đọc lại (Bởi trên Fb rất dễ trôi bài đi) - Toàn bộ nội dung mình copy nguyên gốc

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP MẸ VÀ BÉ TRONG PHÁT TRIỂN NÃO BỘ VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI.

Trong 1 nghiên cứu của GS.BS.Tronick, ĐH Y Harvard, Mỹ, Giáo sư cho thấy các bé từ rất sớm dưới 1 tuổi đã có thể nhận biết và ảnh hưởng hành vi của cha mẹ và người chăm sóc bé. Cũng như sự phát triển não bộ, xây dựng kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội phần lớn thông qua tương tác yêu thương triều mến và nhẫn nại của cha mẹ. Nếu cha mẹ quá áp lực trong quá trình chăm sóc bé dẫn đến ít biểu hiện những tương tác giao tiếp với bé, bé cũng bị rơi vào những trạng thái khủng hoảng giống mẹ, ngày qua ngày bé sẽ biểu hiện khủng hoảng hơn và chậm phát triển não bộ và các kĩ năng giao tiếp xã hội khác, bé cũng có thể ngày một biếng ăn hơn do bé cũng bị stress như mẹ.
Lời khuyên của Giáo sư: mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé, đáp ứng trìu mến các phản ứng của bé (bé muốn trò chuyện và giao tiếp), còn gia đình cũng hãy giúp mẹ giảm áp lực bản thân. Mẹ làm được những điều này, bé sẽ phát triển não bộ tốt, kĩ năng giao tiếp xã hội tốt và các vấn đề trong ăn uống cũng dần biến mất.

CÀNG ÁP LỰC BÉ CÀNG BIẾNG ĂN
Gs. Tronick nhấn mạnh rằng: những cảm xúc và biểu hiện hành vi của cha mẹ, được bé cảm nhận và bắt đầu phân tích. Do đó, những biểu hiện áp lực của mẹ trong việc ăn uống của bé, chỉ làm vòng luẩn quẩn biếng ăn không lối thoát. Chỉ cần nhận ra nguyên nhân của biếng ăn, quyết tâm thay đổi và nhẫn nại thì bé sẽ thay đổi.
MỘT NGÀY MẸ DÀNH BAO LÂU NÓI CHUYỆN VỚI BÉ
Bé rất thích mẹ nói chuyện với bé, bé thích nghe giọng của mẹ và nhìn khuôn mặt biểu cảm của mẹ (Theo viện Phát triển vận động nhi khoa của Mỹ), mẹ nên dành thời gian giao tiếp với bé càng nhiều càng tốt, sẽ rất có ích trong việc phát triển não bộ và ngôn ngữ cho bé. Tối thiểu mẹ nên dành 45 phút đến vài giờ trong ngày để giao tiếp với bé
NHỮNG LÚC NÀO MẸ VÀ BÉ GIAO TIẾP TỐT NHẤT:
+ Khi bé khóc, ẵm bé lên vai thay vì đung đưa hát ru, thì nên trò chuyện với bé, hỏi bé "sao con khóc vậy?, mẹ đây nè, bé yêu của mẹ", dùng từ rõ ràng nhẹ nhàng trìu mến, bé sẽ dễ dàng tự điều chỉnh và không khóc nữa, nếu bạn làm tốt điều này, tầng xuất khóc của bé sẽ giảm hẳn trong ngày (theo GS.BS. McLeod)
+ khi thay tả cho bé, mẹ nói với bé những gì mẹ đang làm. VD như: "ngoan lắm nè, con nằm nghiêng qua trái 1 tí nhé, để mẹ tháo cái móc ra, giỏi lắm bé yêu của mẹ, vân vân" Bạn sẽ thấy bé sẽ phản ứng lại bạn khi bạn nói mỗi qui trình
+ Khi đi ngủ, đọc truyện cho bé, chỉ bé những hình ảnh và nói chuyện về nhân vật trong hình. VD như: hình con thỏ: "chào bạn thỏ trắng, đôi tai dài thật dài,..), bé sẽ rất chú ý điều bạn đang nói và não bộ sẽ bắt đầu ghi nhận
ĐIỀU GÌ NÊN TRÁNH TRƯỚC MẶT BÉ 
*Giảm stress tối đa
*Tránh tranh cãi với chồng hay các thành viên khác trong gia đình 
* 
Note:
GS.BS. Tronick, ĐH Y Harvard của Mỹ báo cáo tại Hội nghị Y khoa với chủ đề phát triển trí thông minh ở trẻ nhỏ với bài bào cáo Infant emotions in normal and pertubated interactions.
GS.BS. McLeod báo cáo bài Putting the Baby Down”: The Role of Physical Proximity in Mother-Infant Vocal Communication. năm 2005
Nguồn video: từ nghiên cứu của GS.Tronick- Still face experiment

Post a Comment

My Instagram

Copyright © Chuyện của Hùng. Made with by OddThemes