1. Phim chỉ diễn tả được một nửa sự tàn
khốc, sự đau khổ cũng như sự cao thượng trong quyển hồi kí. Nhưng đây
vẫn là một bộ phim hay. Rất hay và cảm động.
2. Đoạn đầu được làm vô cùng xuất sắc.
Hình ảnh trắng đen và tiếng đàn piano diễn tả một Warsaw bình yên trong
một ngày bình thường và đẹp trời như bao ngày khác. Cho đến khi tiếng
đàn bị cắt ngang bởi bom đạn. Gần hai chương sách được tóm gọn chỉ trong
vài cảnh phim, quá xuất sắc.
3. Đam mê âm nhạc của Wladyslaw đã được
thể hiện rất tốt trong phim. Đoạn bom đã làm nổ nát cửa kính, hai đồng
nghiệp đã chạy khỏi nơi đó còn ông vẫn ngồi đàn tiếp, nhất quyết không
chịu dang dở. Nhưng ấn tượng nhất là đoạn ông “đàn” trong căn hộ khi đã
được nhắc phải yên lặng.
4. Phim có thay đổi vài chi tiết so với hồi kí nhưng nhìn chung thay đổi không nhiều, rất trung thành với nguyên tác.
5. Đoạn tại Umschlagplatz khi cả gia
đình Szpilman trừ Wladek bị dồn lên xe lửa được thể hiện rất dữ dội đến
thắt tim. Trong truyện thì lúc đó Wladek đã được kéo đi mất rồi nên
không được ghi lại.
6. Cảnh thành phố sụp đổ hoang tàn lên phim quá tốt, còn ghê gớm hơn trí tưởng tượng của chef.
7. Đọc hồi kí có thể thấy được Wladyslaw
Szpilman là một người hiền khô, hiền như đất luôn ấy nên Adrien Brody
đúng là lựa chọn hoàn hảo cho vai diễn này. Bộ phim đúng nghĩa là một
solo show và anh đã diễn rất tốt, đoạt Oscar rất xứng đáng.
8. Ngoài đời thật, Wladyslaw đàn cho đại
úy Wilm bản Nocturne còn trong phim được thay bằng bản Ballade No.1, cả
hai đều là của Chopin. Đặt vào bối cảnh phim thì sự thay đổi đúng là vô
cùng cần thiết và cực kì đúng đắn vì Ballade No.1 được viết khi Chopin
một mình ở Vienna, xa quê nhà vốn đang có chiến tranh, y hệt với tình
cảnh của Wladyslaw vào lúc đó. Đoạn đó thực sự làm chef lạnh cả sống
lưng: mọi đau đớn, buồn khổ, bao cảm xúc dồn nén trào ra trong từng phím
đàn, từng giai điệu.
9. Phim bỏ qua đoạn viết về bộ máy tuyên truyền của báo chí Phát xít lẫn của chính phủ Ba Lan đúng là đáng tiếc hết sức.
10. Coi phim bạn sẽ không hiểu và cảm
nhận được sự đáng sợ của bọn SS, Gestapo, lính Ukraine với Lithunia. Đọc
truyện mỗi lần diễn tả tiếng xe quân sự là mỗi lần tim nhảy ra ngoài.
11. Tiếc một điều nữa là việc Szpilman nhiều lần muốn tự sát cũng không được nhắc tới.
12. Giờ thì đã hiểu tại sao coi phim lắm
người hiểu lầm về việc Wilm cứu Wladek đến vậy, sắp xếp như vậy không
hiểu lầm cũng uổng. Dưới góc độ một bộ phim thì đoạn đó thực sự quá hay,
quá chất nhưng nếu đọc truyện thì mới thấy được nó cảm động hơn thế rất
nhiều. Sau khi coi xong nơi trốn của Wladek thì đại úy quay lưng đi
thẳng thì tới chef cũng nghĩ chắc vì bản đàn quá sức giàu cảm xúc kia đã
cứu mạng Wladek và việc Wilm giúp đỡ chỉ xuất phát từ chính nó, xuất
phát từ một phút ngẫu hứng “không nỡ xuống tay”, “muốn làm người tốt
nhất thời” thôi. Chỉ có đoạn này của phim là chef không thích.
Đầu tiên, Wilm Hosenfeld thuộc quân đội
Đức (nhiều lính Đức đến tận cuối chiến tranh mới biết trại tập trung là
cái gì), không phải thuộc đám cuồng tín SS hay Gestapo (nón ông không có
huy hiệu đầu lâu xương chéo của SS) và chỉ là nhân viên văn phòng, chứ
không đã không có phim để coi.
Thứ hai, ông giúp nhiều người trước đó
rồi, Wladyslaw không phải người đầu tiên (coi phần review sách để biết
thêm chi tiết). à không phải hứng lên là cứu người.
Thứ ba, tiếng đàn piano tả trong truyện
không hay và mượt như trong phim vì cây đàn đó mấy tháng trời chưa được
căn chỉnh và Szpilman chưa đụng đến phím đàn hơn 2 năm chứ không ít.
Trước khi Szpilman đàn, Wilm còn nói rằng đừng lo, nếu lính có lên thì
cứ trốn đi, ông sẽ nói với họ là ông thử cái đàn. Và ta biết là Szpilman
đàn một bản của Chopin, lỡ như thằng SS nào đi ngang qua dưới đường
(nguyên khu đó chỉ có mình Szpilman và quân lính, không còn ai khác)
nghe được nó bắn cả hai chứ chẳng chơi.
Thứ tư, Wilm chỉ cho Szpilman cái gác
xép vốn khó phát hiện hơn tầng áp mái mà Szpilman đang trốn và hứa sẽ
đem thức ăn đến sau bản đàn, còn bắt tay Szpilman chứ không phải không
nói không rằng quay lưng bỏ đi.
Thứ năm, bỏ mất đoạn đáng giá ngàn vàng
khi Szpilman hỏi “Are you German?” trước khi Wilm đi vì quá ngạc nhiên
(đời thủa nào một sĩ quan Đức lại đi giúp người Ba Lan chứ đừng nói đến
Do Thái) và câu trả lời ngàn vàng không kém “Yes, I am! And ashamed of
it, after everything that’s been happening.”
Thứ sáu, lần gặp lại sau đêm đầu kia,
Wilm chào hỏi rất lịch sự chứ không cộc lốc như trong phim “Hello, are
you there?” Trước khi rời đi còn động viên Szpilman “You must hang on,
do you hear?”
Thứ bảy, Wilm tiếp thức ăn và thông tin. Không có ông, Szpilman có thể đã tự tử và không có phim để coi.
Thứ tám, lần gặp cuối, Wilm mang thức ăn
lẫn chăn. Ông cho Szpilman áo khoác của mình trước đó chứ không phải ở
lần cuối hai người gặp nhau. Đoạn đối thoại của hai người ngoài đời cảm
động hơn trong phim gấp nhiều lần.
Thứ chín, đâu mất “Anh mỉm nụ cười như
thường lệ của anh, nửa như phản đối, nửa bẽn lẽn và ngượng ngập” rồi hả?
Đoạn thể hiện rõ con người của Wilm thế này lại cắt mất.
Thứ mười, cắt mất luôn chi tiết hai cái tên đúng là uổng, quá sức uổng.
Nguồn: Cheffamily
Post a Comment