[FB Anh Nguyễn] Tìm hiểu về nhu cầu ăn của trẻ

Mình vốn đang chập chững học làm bố, mình có theo dõi fb Anh Nguyen - Bác sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Hoàng Anh và thấy có rất nhiều bài viết hay. Mình muốn cóp nhặt về để những ai quan tâm có thể dễ dàng tìm kiếm và đọc lại (Bởi trên Fb rất dễ trôi bài đi) - Toàn bộ nội dung mình copy nguyên gốc
TẠI SAO BÉ CHỈ THÍCH ĂN 1 VÀI MÓN, TỪ CHỐI NHỮNG MÓN KHÁC?
Nhiều cha mẹ gửi thắc mắc này đến tôi, và thậm chí ra khỏi phòng khám, trò chuyện phiếm với bạn bè, họ cũng hay hỏi tôi: bé trước đây ăn cơm bình thường, nhưng bây giờ không ăn cơm nữa, chỉ ăn thịt thôi. Hoặc có bé lại không ăn rau nào cả từ lúc ăn dặm, Hoặc cũng có bé luôn nhè thịt ra mặc dù đã xay nhuyễn rất kĩ. Lí do tại sao bé có những biểu hiện thất thường như vậy? Dạo gần đây tôi có tham gia 1 dự án của BYT Anh về cải thiện vị giác cho các bé. Cách đây 2 ngày, tôi có buổi nói chuyện với cha mẹ tại truong Oldbury về phối hợp vị giác giúp bé ăn rau tốt hơn.



HIỂU VỀ VỊ GIÁC CỦA BÉ 
Gs.Bs. Cornwell chỉ rõ 5 sự thật về vị giác mà cha mẹ không bao giờ để ý:

*Bé có nhiều gai vị giác hơn người lớn, do đó rất nhạy cảm với vị ngọt, mặn và đắng. VD. cảm giác mằn mặn (vừa vừa) trên đầu lưỡi của bạn là rất mặn đối với bé. 
Cháo/cơm nếu bé ngậm lâu thường có vị ngọt, làm bé thích ngậm hơn, tuy nhiên lâu ngày thì sẽ làm rối loạn vị giác của bé, do đó bé sẽ từ chối, không ăn nữa. Nên khuyến khích bé nhả ra khi bé ngậm quá lâu và bạn sẽ đút muỗng khác cho bé, muỗng sau đó sẽ làm bé ăn nhanh hơn, so với việc để bé ngâm lâu và ăn nó. Các bé ăn cháo quá lâu (mà không chuyển cấu trúc cho bé theo độ tuổi) cũng gặp tình trạng giống vậy.

*Các bé được giới thiệu trái cây ngọt, bánh quy, bánh snack, chocolate nhiều và thường xuyên cũng làm bé không chấp nhận vị cơ bản của thịt/cá và rau củ, do đó các bé cũng hay từ chối những món này.
*Vị giác bé thay đổi mỗi ngày, thậm chí có thể thay đổi mỗi bữa ăn. VD. bé có thể không ăn rau buổi sáng, nhưng chiều có thể chấp nhận nhấm nháp 1 ít đậu que hoặc đậu hà lan. Do đó cha mẹ nên kiên nhẫn giới thiệu lập lại, thì sẽ bất ngờ rằng 1 bữa nào đó bé chịu ăn.
*Vị giác cần phải học để thích nghi dần. Do đó, không nên thấy bé không ăn được rau thì cho bé ăn trái cây thay thế vì nghĩ trái cây cũng cung cấp chất sơ, trong khi đó trái cây có 2 vị chủ đạo là ngọt và chua, còn rau thì là vị đắng (đắng nhẹ hay ít thì tùy vào loại rau củ, nhưng chủ đạo vẫn là vị đắng). Việc cho ăn món khác thay thế là tự cha mẹ không cho bé cơ hội học hỏi vị giác mà bé cần phải học hỏi.
*Vị giác khó thay đổi hơn khi bé bước sang 4 tuổi. Nếu bé không có nhiều cơ hội học và làm quen với 5 loại vị giác thì sau 4 tuổi các bé thường có xu hướng chỉ ăn 1 loại nào đó, và trở nên rất kén và biếng ăn.
HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP VỊ GIÁC ĐỂ BÉ ĂN TỐT TRỞ LẠI
Nếu bé đã thường từ chối 1 món hay 1 vị nào đó thì cha mẹ có thể làm 2 điều sau:
Điều 1: kiên nhẫn lập lại (1-2 ngày) món ăn đó
Điều 2: phối hợp lại vi giác cho thức ăn của bé như sau:

*Nếu bé từ chối ăn thịt/cá thì bữa ăn nên tách thịt/cá ra khỏi cháo hoặc cơm (cha mẹ thường xay nhuyễn hoặc xé chà bông bỏ vào cháo cơm cho bé nhằm để bé ăn). Một cách tốt hơn là kết hợp chất đạm với rau xanh/củ sẽ làm bé dễ chấp nhận hơn là cho vào cháo cơm.
*Nếu bé từ chối rau củ thì trong bữa ăn không nên có trái cây (trừ trái cây có vị chua như kiwi, cam, bưởi), trái cây có thể ăn sau bữa ăn 30 phút. Đặc biệt là dưa hấu không bao giờ cho bé ăn trong bữa ăn với các loại thực phẩm khác vì sẽ tạo cảm giác khó chịu trong tiêu hóa do đường trong dưa hấu không hấp thu hoàn toàn.
*Có thể chọn rau có lá mỏng, ít gân lá, có thể xay nhuyễn trộn với thịt cá chiên giòn cho bé bốc ăn. Hoặc có thể làm dạng xuyên que như kiwi-bông-cải xanh-miếng cá chiên-trái bơ-cà chua bi (lấy hết hạt). Hoặc tạo một món ăn lạ và dễ thương đối với bé lớn hơn 1 tuổi [xem hình đính kèm bài viết].
*Dẫn bé đi siêu thị chỉ bé biết thịt/cá như thế nào, rau củ như thế nào. Các bé được cho biết như vậy sẽ thường cải thiện việc kén ăn tốt hơn. Khi cho ăn, cha mẹ ăn thử cho bé xem, chỉ bé cách ăn và khuyến khích

Notes:

Cornwell, T. B. and A. R. McAlister. 2011. “Alternative Thinking About Starting Points in Obesity. Development of Child Taste Preferences.” Appetite 56: 428-39. 

Post a Comment

My Instagram

Copyright © Chuyện của Hùng. Made with by OddThemes